Quản lý vận hành khách sạn là một trong những công việc bắt buộc và cần có tính hệ thống. Các nhà quản lý, điều hành khách sạn có thể chuyên môn tốt, nhưng không phải ai cũng giỏi kinh nghiệm quản lý, vận hành. Vậy quản lý vận hành khách sạn gồm những hạng mục nào. Và đâu là ưu – nhược điểm của việc tự quản lý và thuê đơn vị quản lý, vận hành. Cùng Taihei.com.vn đi tìm hiểu chi tiết qua thông tin tổng hợp dưới đây.
Mục lục
Quản lý vận hành khách sạn là gì?
Quản lý vận hành khách sạn, chính là công việc quản lý, điều phối toàn bộ hệ thống khách sạn nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động tại đây diễn ra suôn sẻ, trơn tru. Bên cạnh đó, việc quản lý, vận hành còn giúp tối ưu hiệu suất, mang lại hiệu quả kinh doanh cho khách sạn.
Công tác quản lý vận hành khách sạn cần một kế hoạch từ tổng quan đến chi tiết về chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing và các vấn đề về hành chính nhân sự. Khâu quản lý tốt còn bao gồm cả việc liên kết giữa các bộ phận để mang đến cho khách hàng một kỳ nghỉ chất lượng, trải nghiệm thú vị, đáng nhớ. Từ đó nâng cao hiệu quả khai thác bất động sản, thúc đẩy hiệu quả kinh doanh cho chủ đầu tư.
Quản lý vận hành khách sạn gồm những hạng mục gì?
Quản lý hệ thống chung
- Hoạt động này bao gồm: theo dõi, đốc thúc, kiểm tra, đánh giá hiệu quả của các bộ phận.
- Xây dựng, cải tiến quy trình, chính sách hoạt động phù hợp theo từng giai đoạn.
Quản lý nhân sự
- Kiểm soát nhân sự về tác phong, quy chuẩn phục vụ
- Đào tạo, tập huấn thường xuyên
Quản lý bộ phận buồng
Xây dựng, thiết lập tác phong, truy trình xử lý buồng phòng sạch sẽ, chuyên nghiệp.
Quản lý bộ phận lễ tân:
- Thiết lập quy trình đón tiếp, thanh toán
- Quản lý hoạt động bán phòng, bán tour
- Đảm bảo hoạt động tiếp nhận, xử lý yêu cầu từ phía khách hàng
Quản lý bộ phận chế biến món ăn
- Giám sát, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc thực phẩm
- Đảm bảo quy trình chế biến thực phẩm an toàn
Quản lý dịch vụ giải trí
- Đảm bảo chất lượng dịch vụ giải trí
- Đảm bảo sự an toàn cho khách hàng khi tham gia hoạt động giải trí tại đây
Quản lý bán hàng và tiếp thị
- Phát triển hoạt động kinh doanh, tiếp thị khách sạn
- Xây dựng nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp cho khách sạn thông qua các hoạt động truyền thông
Quản lý tài chính
Theo dõi, thống kê thu chi, lập báo cáo tài chính, báo cáo kinh doanh để gửi cho chủ đầu tư.
Quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật
- Hướng dẫn, đào tạo cán bộ nhân viên sử dụng trang thiết bị
- Hoạt động bảo trì hệ thống kỹ thuật
Quản lý vệ sinh, quản lý cảnh quan sân vườn
- Vệ sinh, dọn dọn, thu gom và xử lý rác thải
- Chăm sóc cây cối, cảnh quan định kỳ
Quản lý an ninh an toàn
- Giám sát, hỗ trợ khách hàng ra vào khách sạn
- Tập huấn phòng cháy chữa cháy
- Đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản
Tự quản lý vận hành khách sạn
Hình thức phổ biến nhất hiện nay là tự quản lý khách sạn để tiết kiệm chi phí. Chủ đầu tư có thể tự mình quản lý hoặc thuê người quản lý. Vậy các tiêu chí để tự quản lý vận hành khách sạn gồm những gì?
Chuyên môn vững
Đây là yếu tố đầu tiên cần có ở một người quản lý, điều hành khách sạn. Yêu cầu tối thiểu để được lựa chọn vào vị trí này là người quản lý cần có bằng cử nhân chuyên ngành khách sạn. Các chương trình quản trị khách sạn sẽ gồm các khoá học liên quan trực tiếp đến hệ thống khách sạn như: đặt phòng, quản trị, kinh tế, kế toán, marketing, dọn phòng, thực phẩm và đồ uống.
Kinh nghiệm thực tế tốt
Vị trí quản lý vận hành khách sạn không chỉ đòi hỏi trình độ chuyên môn mà còn cần kinh nghiệm thực tế nhiều. Những sinh viên tốt nghiệp đúng chuyên ngành muốn được thử sức ở vị trí này cần học thêm các khoá đào tạo về quản lý. Và có thể làm thêm các công việc bán thời gian trước khi thực sự ra trường để trải nghiệm thực tế về công việc.
Kỹ năng rất quan trọng
Đối với đặc thù ngành dịch vụ nói chung, ngành khách sạn nói riêng, quản lý khách sạn cần phải đáp ứng tốt rất nhiều kỹ năng. Một số kỹ năng cần thiết như: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng điều hành các bộ phận. Bên cạnh đó, người quản lý cần hiểu thêm các kiến thức về kinh doanh, marketing để có thể lãnh đạo đội nhóm các vấn đề liên quan đến truyền thông thương hiệu.
Như vậy, nếu tự quản lý vận hành khách sạn, chủ sở hữu khách sạn hoặc nhà quản lý cần có những tiêu chí trên để đảm bảo có thể quản lý hiệu quả hệ thống khách sạn.
Thuê đơn vị quản lý vận hành khách sạn
Tự quản lý vận hành khách sạn, chủ đầu tư sẽ tiết kiệm được khoản chi phí lớn nhưng có thể gặp một số khó khăn khi vận hành. Vậy cùng tìm hiểu những ưu điểm dưới đây khi thuê dịch vụ quản lý vận hành.
Ưu điểm
Chuyên nghiệp hơn
Chắc chắn rồi, một đơn vị quản lý vận hành chuyên nghiệp sở hữu những nhà quản lý, nhân sự được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm và thuần thục các kỹ năng. Bên cạnh đó, họ có những quy trình quản lý vận hành được đúc rút thông qua quá trình làm việc với nhiều đơn vị khách sạn khác nhau.
Vận hành trơn tru
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch, sự ra đời của nhiều đơn vị khách sạn sẽ dẫn tới mức độ cạnh tranh lớn. Để theo kịp nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, các khách sạn bắt buộc phải liên tục thay đổi phương thức vận hành. Các đơn vị quản lý vận hành khách sạn là nhưng đơn vị luôn cập nhật những hệ thống quản lý mới, hiện đại. Đây là lợi ích giúp cho khách sạn thay đổi diện mạo về chất lượng dịch vụ và sản phẩm. Từ đó nâng cao hình ảnh khách sạn, mang đến hiệu quả kinh doanh.
Nhược điểm
Cần tìm được đơn vị quản lý vận hành khách sạn chuyên nghiệp
Đây là không phải là bài toán dễ. Chủ khách sạn cần bỏ thời gian, công sức tìm hiểu, gặp gỡ, trao đổi và thậm chí thử trài nghiệm dịch vụ trước khi quyết định hợp tác. Bởi nếu không phải là một đơn vị chuyên nghiệp, hình ảnh của khách sạn chắc chắn bị ảnh hưởng không tốt.
Khó nắm bắt được hoạt động thực tế
Vì không trực tiếp quản lý mà chỉ nắm bắt tình hình thông qua các báo cáo, nên chủ đầu tư có thể không biết chính xác tâm lý của khách hàng. Vì vậy, giải pháp là chủ đầu tư cũng cần có những hình thức để kiểm soát, quản lý đơn vị quản lý vận hành này. Thông qua nhiều hình thức như xin review, phản hồi, khảo sát, giảm giá khi làm khảo sát,…
Trên đây là những thông tin hữu ích về các hạng mục cần thiết trong quản lý vận hành khách sạn cũng như ưu nhược điểm của từng loại hình quản lý để chủ đầu tư có thể tham khảo.