Bảo trì chung cư gồm những hạng mục gì và cách tính phí bảo trì chính xác

Bảo trì chung cư là một hoạt động bắt buộc và cần thiết tại bất cứ toà nhà chung cư nào. Việc thu phí bảo trì chung cư cũng tuỳ theo từng trường hợp cụ thể. Vậy, bảo trì chung cư sẽ gồm các hạng mục nào, đối tượng nào cần đóng phí, cách tính phí bảo trì chính xác thế nào? Cùng Taihei.com.vn tìm hiểu qua những thông tin tổng hợp dưới đây.

Bảo trì chung cư gồm những hạng mục gì?

Bảo trì chung cư gồm những hạng mục gì?

Các hạng mục nằm trong bảo trì chung cư sẽ được thực hiện theo theo khoản 1 Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD gồm:

  • Việc kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, sửa chữa nhỏ, sửa chữa định kỳ và sửa chữa lớn phần xây dựng nhà chung cư;
  • Kiểm tra, duy trì hệ thống an toàn phòng cháy, chữa cháy;
  • Thay thế các linh kiện hoặc các thiết bị sử dụng chung của tòa nhà, cụm nhà chung cư.

Đối tượng cần đóng phí bảo trì chung cư

Theo quy định của Pháp luật, việc đóng phí bảo trì chung cư thuộc trách nhiệm của 3 đối tượng sau: cư dân, chủ đầu tư và chủ sở hữu. Cụ thể như sau:

Đối với cư dân

Những cư dân sinh sống trong toà nhà là những đối tượng cần đóng phí bảo trì để cải thiện, nâng cấp toà nhà, tránh các vấn đề không mong muốn như hỏng hóc, xuống cấp,..

Chủ đầu tư

Chủ đầu tư sẽ phải đóng 2% giá trị căn hộ hoặc diện tích sở hữu. Chi phí này sẽ được tính cho người mua, sau khi bàn giao căn hộ. Khoản phí này sẽ được ghi rõ trong hợp đồng.

Chủ sở hữu nhà chung cư

Tùy theo từng trường hợp sau mà chủ sở hữu phải tiến hành nộp phí bảo trì căn hộ chung cư:

  • Kinh phí bảo trì không đáp ứng được chi phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư

>> Lúc này các chủ sở hữu nhà chung cư phải đóng thêm chi phí – tương ứng với phần diện tích thuộc sở hữu của từng chủ sở hữu.

  • Khi hợp đồng mua bán, thuê căn hộ hoặc các diện tích khác trước ngày 01/-7/2006 và chưa thu phí bảo trì phần sở hữu chung:

>> Lúc này cần tổ chức họp hội nghị nhà chung cư và các chủ sở hữu cần thống nhất với nhau mức đóng góp phù hợp. Mức phí này có 2 hình thức đóng góp: 1 – nộp hàng tháng vào tài khoản do Ban quản trị nhà chung cư lập; 2 – nộp khi phát sinh công việc cần phải bảo trì, sửa chữa.

  • Khi hợp đồng mua bán, thuê căn hộ hoặc các diện tích khác sau ngày 01/-7/2006 và trong hợp đồng không có điều khoản về kinh phí này.

>> Lúc này chủ đầu tư là người phải đóng kinh phí này. Trường hợp hợp đồng chưa tính kinh phí bảo trì này thì chủ sở hữu sẽ phải đóng khoản kinh phí bảo trì phần sở hữu chung.

Phí bảo trì căn hộ chung cư đóng mấy lần?

Phí bảo trì căn hộ chung cư đóng mấy lần

Thời điểm phải đóng phí bảo trì căn hộ chung cư và loại phí này cần đóng bao nhiêu lần là những vấn đề cư dân nào cũng quan tâm. Vậy khi nào cần đóng, đóng mấy lần?

Phí bảo trì căn hộ chung cư đóng khi nào?

Thời điểm đóng phí bảo trì chung cư là trước 15 ngày trước khi bàn giao căn hộ chung cư hoặc trường hợp quỹ bảo trì dự án đã sắp hết. Chi phí này thường sẽ được hoàn tất sau khi cư dân hoàn tất thủ tục mua nhà. Chủ đầu thư sẽ gửi thông báo chi tiết cho từng chủ hộ về chi phí và thời hạn nộp phí.

Phí bảo trì căn hộ chung cư đóng mấy lần?

Thông thường chi phí này chỉ đóng 1 lần – lúc nhận bàn giao căn hộ. Trường hợp khác chủ đầu tư sẽ yêu cầu đóng bổ sung nếu quỹ bảo trì đã cạn. Tuy nhiên, đây là trường hợp ít gặp vì ít khi gặp tình trạng thiếu hụt ngân sách. Và số tiền góp bổ sung sẽ thường không lớn. Bởi kinh phí bảo trì sẽ được lãi thêm nhờ gửi ngân hàng. Đồng thời các khoản thu nhập như làm văn phòng hay cho đặt quảng cáo tại chung cư sẽ được tính vào quỹ bảo trì. Điều này sẽ làm giảm khả năng bị thiếu hụt kinh phí quản trị chung cư.

Như vậy tuỳ theo từng trường hợp để quyết định việc cư dân đóng phí bảo trì căn hộ một lần hay nhiều lần. Thông thường sẽ chỉ đóng một lần. Nhưng trong những trường hợp bắt buộc, cư dẫn vẫn cần cùng chung tay với ban quản trị toà nhà để đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Cách tính phí bảo trì chung cư

Cách tính phí bảo trì chung cư

Cách tính phí bảo trì chung cư sẽ tuỳ thuộc vào đối tượng đóng để có mức đóng phù hợp. Điều này được quy định rõ trong các văn bản hành chính. Cụ thể như sau:

Theo điều 108 – luật nhà ở 2014, cách tính chi phí bảo trì căn hộ chung cư được tính như sau:

TH1: Người mua, thuê căn hộ nộp: chi phí bảo trì bằng 2% giá trị căn hộ.

Ví dụ: căn hộ 2 tỷ: phí bảo trì sẽ là: 2 tỷ x 2% = 40 triệu

TH2: Chủ đầu tư nộp

Chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm đóng 2% giá trị căn hộ đối với những diện tích trong chung cư mà chủ đầu tư giữ lại chưa bán hoặc chưa cho thuê. Chi phí này tính theo giá trị căn hộ có giá trị bán cao nhất của toà nhà đó.

Ví dụ: căn hộ giá cao nhất là 4 tỷ – 100m2 >> giá cho 1m2 là 40 triệu. Chủ đầu tư giữ lại 200m2. >> cách tính phí bảo trì = 40 triệu x 200 x 2% = 160 triệu.

Trên đây là thông tin chi tiết về các hạng mục bao gồm trong quy định về bảo trì chung cư. Cùng với đó là thời điểm đóng phí bảo trì và cách tính phí bảo trì căn hộ chung cư chính xác nhất. Hy vọng, bài viết sẽ đem đến những thông tin hữu ích cho bạn để nắm được các quy định về kinh phí này.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN